4/11 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng với lúa OM 5451. Cụ thể, lúa OM 5451 đang được thương lái thu mua tại ruộng với mức 6.400 – 6.500 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Với các chủng loại lúa còn lại, giá đi ngang. Hiện lúa Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.200 – 6.300 đồng/kg; Đài thơm 8 6.300 – 6.400 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 5.900 – 6.100 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 6.200 – 6.500 đồng/kg. Nếp An Giang khô đang được thương lái thu mua ở mức 8.400 – 8.500 đồng/kg; nếp Long An khô 8.700 – 9.100 đồng/kg; nàng hoa 9 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm chững lại sau phiên điều chỉnh tăng. Hiện giá gạo nguyên liệu ở mức 9.500 – 9.550 đồng/kg; gạo thành phẩm duy trì ổn định ở mức 10.200 - 10.250. Tương tự, với mặt hàng phụ phẩm, hiện giá tấm ổn định ở mức 9.7090 - 10.000 đồng/kg,cám khô ở mức 8.700 – 8.800 đồng/kg.
Theo các thương lái, hôm nay lượng gạo nguyên liệu về ít, giá gạo vững so với ngày hôm qua. Các kho mua ổn định, giao dịch chậm. Thị trường lúa thu đông giao dịch ổn định, thương lái và các doanh nghiệp hỏi mua nhiều, thu hoạch lúa thuận lợi, giá nhích nhẹ.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất duy trì ổn định so với hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn.
Chủ tịch Hội Lương thực Việt Nam cho biết, 10 tháng đầu năm đã xuất trên 6 triệu tấn gạo, dự kiến trong năm 2022 sẽ xuất từ 6,3 triệu đến 6,5 triệu tấn gạo, đạt kết hoạch đã đề ra và vượt chỉ tiêu so với năm 2021.
Chiến tranh Nga - Ukraine không ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo. Về giá cả, sau khi Ấn Độ áp thuế giá xuất khẩu gạo trắng, ngừng xuất khẩu tấm, giá gạo có tăng lên; nông dân và doanh nghiệp rất phấn khởi. Tuy nhiên, số lượng xuất khẩu cuối năm của Việt Nam không nhiều vì vụ Thu Đông, sản lượng và diện tích rất hạn chế. Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam vẫn là Philippines, chiếm khoảng 48% tổng số lượng xuất khẩu
Trong tháng 10/2022 giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 425 - 430 USD/tấn - mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay. Với mức giá này, giá gạo 5% tấm của Việt Nam cao hơn giá gạo cùng loại của Ấn Độ 48 - 51 USD/tấn và Thái Lan 18 - 27 USD/tấn.Xuất khẩu gạo nhờ đó đạt hơn 6 triệu tấn, thu về gần 3 tỷ USD, tăng hơn 17% về khối lượng và hơn 7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Diễn biến thị trường trong khoảng một tháng qua cho thấy, trong khi giá gạo Thái Lan liên tục lao dốc, thì giá gạo Việt Nam vẫn duy trì được mức cao và đang đứng đầu thế giới.