Tổng mức hỗ trợ: 100% giống bao gồm: Cá đối: 7.000 con; cua giống: 2.100 con; tôm sú: 35.000 con; 20% thức ăn: 14.994.000 đồng; Tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi xen ghép cá đối mục, tôm sú, cua xanh: 1 lớp/1 ngày/lớp/ 30 người tham gia.
Cá đối mục là một loại cá nuôi sống và sinh trưởng tốt trong môi trường nước lợ và nước mặn, đây là loài cá có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi. Cá đối mục là loài cá ăn tạp thành phần chủ yếu là mùn bã hữu cơ, các loại rong và giáp xác nhỏ, ngoài ra cá đối mục ăn được thức ăn công nghiệp.
Vì vậy, đây là đối tượng nuôi phù hợp với những ao nuôi vùng hạ triều ô nhiễm. cá đối mục có thể nuôi đơn hoặc nuôi xen ghép với các loài khác như cua, cá dìa, cá kình và tôm sú…
Hộ nuôi đang thả cá
* Một số thông tin về loài cá đối mục:
Phân bố: Cá đối mục là loài rộng muối và rộng nhiệt, phân bố rộng rãi các thủy vực nước ven biển vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Cá có thể chịu được nhiệt độ từ 3 – 35 0C, nhiệt độ thích hợp từ 12 - 25 0C. Cá có thể sống ở độ mặn 0 – 40%0, thích hợp nhất từ 15 – 30%0.
Ở Việt nam, cá đối mục phân bố từ Bắc đến Nam, tập trung nhiều nhất là vùng biển Nam Định, Nghệ An, Quảng Bình và Bình Định.
Cá đối được coi là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở các nước thuộc vùng Địa Trung hải, Isarel, Tuynisia, Hồng Kông, Đài Loan.
Cá đối mục có thân dài, tiết diện gần tròn, chiều dài gần bằng 4,5 lần chiều cao. Mắt to và có màng mỡ rất dày, lưng có màu xanh ô liu, mặt bên và bụng có màu trắng bạc.
Tập tính sống: Cá đối mục là loài cá sống ở vùng biển nhiệt đới và á nhiệt đới, sống ở tầng mặt.
Thường bắt gặp nhiều ở vùng biển cản hoặc cửa sông để vỗ béo. Cá bột mới nở theo thủy triều trôi vào vùng vịnh hoặc cử sông kiếm ăn. Mùa đông nhiệt độ thấp, bơi ra chỗ nước sâu để tránh rét.
Cá đối là loài cá sống theo đàn, cá thích bơi lội, nghe động là nhảy lên, cá có thể nhảy lên mặt nước 5 -7 lần liên tục và cao đến gần 1m.
Cá đối mục là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, sinh vật sống trên mùn bã hữu cơ như các loài tảo sợi, tảo lam, tảo khuê, đa mao trùng, tôm và nhuyễn thể nhỏ. Ngoài ra, cá đối có thể ăn thêm thức ăn nhân tạo.Cá đối là loài rất linh động trong thoái quen ăn uống, rất dễ thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau.
Cá đối mục
Cường độ bắt mồi của cá đối buổi sáng mạnh hơn buổi tối, cá con hầu như bắt mồi vào ban ngày, ban đêm không bắt mồi.
Sinh trưởng của cá đối có quan hệ mật thiết với sự thay đổi nhiệt độ nước trong năm. Cá đối sinh trưởng nhanh từ tháng 4 đến tháng 10 và sinh trưởng chậm lại từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Sau 1 năm sinh trưởng cá đối có thể đạt trọng lượng từ 500– 700g/con (tùy theo kích cở cá thả nuôi).
Sinh sản: Cá đối là loài di cư sinh sản, khi thành thục cá di cư ra biển để sinh sản. Cá cái thành thục khi chúng được 4 năm tuổi, cá đực là 3 năm tuổi.
Thời gian sinh sản của cá đốitừ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm.
Đến mùa sinh sản chúng di cư từ các vùng nước ngọt hoặc cửa sông ra biển để sinh sản. Sau khi để , trứng và ấu trùng di cư vào các vùng nước nông, gần cửa sông để sinh sống và phát triển.
Cá đối mục có thể được nuôi đơn trong ao hoặc nuôi ghép với các đối tượng khác như tôm, cua, cá v.v…
Lựa chọn và xây dựng ao: Nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, xa khu dân cư, nước thải công nghiệp. Đảm bảo các yếu tố môi trường ổn định. Giao thông đi lại thuận lợi, gần nguồn cá giống.
Độ mặn: 10 – 30
Nhiệt độ: 26 – 32
Hàm lượng Oxy: >4mg/l
pH: 7,5 – 8,5
* Có thể nói, Cá đối mục là một trong những đối tượng nuôi rất chủ động về con giống, là loài rộng nhiệt rộng muối, có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép trong ao phù hợp cho việc chuyển đổi đối tượng nuôi ở vùng hạ triều.
Trên thị trường giá trị thương phẩm của cá đối mục khá cao, đây chính là đối tượng mang lại nguồn thu nhập cho bà con ngư dân, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi là hết sức cần thiết ở vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ ven đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế.